Kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm

Văn phòng phẩm hiện là vật dụng không thể thiếu trong các đơn vị, doanh nghiệp. Các vật dụng như bút chì, bút khi, giấy in, kẹp giấy,… là các vật không thể thiếu trong công việc học tập hằng ngày. Do đó nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm ngày càng tăng thúc đẩy nhu cầu kinh doanh lĩnh vực này càng cao. Song không phải ai cũng biết cách và làm tốt việc kinh doanh văn phòng phẩm. Dưới đây Thiên An Phước xin chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm vừa và nhỏ.
1. Ý tưởng kinh doanh

Việc trước hết khi bắt đầu kinh doanh đó chính là bạn phải đưa ra các ý tưởng kinh doanh khả thi, phù hợp với nhu cầu thực tế và tiềm lực bản thân. Lĩnh vực văn phòng phẩm cũng thế. Bạn nên biết rằng khi kinh doanh một lĩnh vực nào đó phải xác định đối thủ cạnh tranh sau đó đưa ra các chiến lược dành cho bản thân có khả năng cạnh tranh tốt. Hiện nay do nhu cầu sử dụng nhiều nên các cửa hàng văn phòng phẩm xuất hiện rất nhiều, tính cạnh ranh ngày càng cao. Bạn cần có có các ý tưởng kinh doanh thật tốt để có thể đánh bại được đối thủ. Ví dụ như thiết kế cửa hàng thật đẹp, phù hợp, sắp xếp có khoa học, sản phẩm chất lượng, các chính sách ưu đãi cho khách hàng, cạnh tranh về giá, nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình…
2. Mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng kinh doanh là điều rất quan trọng trong việc kinh doanh của bạn. Vì đây chính là nơi khách hàng biết đến bạn và mua sản phẩm của bạn. Vậy nên bạn cần tìm những địa điểm có vị trí thuận lợi, giao thông thuận tiện, gần các trường học, doanh nghiệp, cơ quan. Nếu có thể bạn hãy tìm vị trí mặt tiền, tuy nhiên giá thành chắc chắn sẽ rất cao đội giá sản phẩm lên. Bạn có thể tìm các địa điểm khác có chi phí rẻ hơn nhưng phải thuận tiện và đông người qua lại.
3. Cơ sở vật chất

Mở một của hàng bán lẻ, quy mô vừa, nhỏ và bán trực tiếp đến khách hàng thì điều rõ ràng nhất là bạn phải bố trí các loại văn phòng phẩm sao cho phù hợp, bắt mặt, gọn gàng và dễ tìm kiếm. Khi khách hàng vào của hàng của bạn sẽ tạo ngay thiện cảm và hỗ trợ cho việc tìm kiếm của họ dễ dàng hơn, điều đó thúc đẩy việc mua hàng của họ nhanh hơn.
4. Nhân sự và pháp lý
 Đối với các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ thì bước đầu bạn chỉ cần 1 – 2 nhân viên và 1 kế toán là đủ sau này có điều kiện mở rộng thì bạn có thể tuyển thêm. Việc quan trọng chính là đào tạo nhân viên một cách chuyên nghiệp, có thái độ tốt, thân thiện. Một cửa hàng nhỏ không có nghĩa nhân viên được tùy ý. Bạn nên hiểu rằng nhân viên chính là người thuyết phục khách hàng mua hàng vậy nên họ cần có thái độ tôn trọng khách và những hiểu biết cơ bản để phục vụ tốt hơn. Bên cạnh đó yếu tố pháp lý cũng cần được cân nhắc, bạn nên đăng ký kinh doanh đến các cơ quan có thẩm quyền để hoạt động một cách suông sẻ và tốt nhất.

Đăng nhận xét