Công việc bạn
không còn bận rộn như trước vì qua mùa cao điểm, kinh tế suy thoái làm cho bạn
giảm năng suất làm việc hay bạn quá mệt mỏi muốn nghỉ ngơi trong giờ làm dẫn đến
ngồi không rất nhiều. Những lúc như vậy sếp thường rất khó chịu về bạn và cân
nhắc đến việc giảm lương thưởng. Có cách nào mà bạn vẫn nhàn nhã mà sếp vẫn
nghĩ bạn đang bù đầu với công việc? Chỉ với một vài vật dụng văn phòng phẩm sẽ giúp bạn rất nhiều
trong việc qua mặt sếp.
1. Bàn làm việc
luôn chất đống, ngổn ngang các tài liệu, văn bản, sách tham khảo,…liên quan đến
công việc. Ngoài ra đừng quên những người bạn văn phòng phẩm hữu ích nhé, càng lộn xộn càng chứng tỏ bạn đang
“hăng say” trong công việc. Chắc chắn mọi người đi ngang qua bàn làm việc của bạn
kể cả sếp cũng phải nể phục sự “siêng năng” của bạn.
2. Máy tính là thiết
bị không bao giờ có thể thiếu trong công việc của bạn. Mở thật nhiều tab trình
duyệt, các chương trình liên quan đến công việc của bạn. Không nhất thiết bạn
phải chăm chú xem xét đến nó, nhưng vẫn phải giữ nguyên tư thế làm việc. Nhìn từ
xa ai cũng sẽ đang tưởng bạn đang làm rất nhiều việc cho xem.
3. Hỏi sếp bất cứ
lúc nào, và phải là những câu hỏi khó, có chiều sâu về công việc bạn đang làm.
Như vậy thể hiện rằng bạn đang rất tập trung vào công việc của mình. Đồng thời,
tạo thiện cảm với sếp khi bạn tỏ ra rất có trách nhiệm với công việc.
Giữ
bàn làm việc lộn xộn chứng tỏ bạn đang rất “bận rộn”
4. Nên buôn chuyện
với đồng nghiệp vào những lúc thích hợp. Bạn không thể ngồi 8h trước máy tính
được. Bạn nên đi rót cho mình cốc nước hay đi lại vài bước nhằm thư giãn cơ bắp
và đây chính là cơ hội buôn chuyện. Lưu ý bạn vẫn nên để lại chiến trường “bận
rộn” ảo của mình vẫn như vậy với sự góp công của tài liệu, văn phòng phẩm,… Ngoài việc tạo dựng các mối quan hệ trong lúc buôn
chuyện bạn nên khéo léo lồng công việc mình vào chứng tỏ mình đang rất bận rộn,
có quá nhiều việc nhằm tăng sự cảm thông.
5. Xung phong làm
một vài việc vặt trong công ty như đi mua đồ ăn vặt, mua văn phòng phẩm… Như vậy bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt và phát triển
các mối quan hệ trong công ty tốt nhất.
6. Nghiêm chỉnh, lịch
sự, đúng nguyên tắc chính là những điều cơ bản sếp cần ở bạn vậy nên hãy đáp ứng
điều đó. Tạo một ấn tượng tốt trong mắt sếp cùng đồng nghiệp tránh sự bàn tán,
tạo tác phong nghiêm túc trong công việc.
Qua mặt sếp rất
đơn giản với một vài giải pháp tình thế đơn giản cùng sự trợ giúp của các loại
tài liệu, văn phòng phẩm,… nhưng đó
không phải là biện pháp lâu dài và tốt nhất. Nếu bạn muốn thăng tiến hơn hay
tìm cho mình một cơ hội tốt hơn đừng ngần ngại bày tỏ điều đó. Hãy tự mình phát
triển bản thân, những biện pháp trên chỉ là nhất thời giúp công việc của bạn
thoải mái hơn mà thôi.
Chúc các bạn làm
việc tốt!
Đăng nhận xét